Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Bi kịch tình tiền của mỹ nam

Bi kịch tình tiền của mỹ nam
Để có thể tồn tại với "nghề", nhiều đồng tính nam đã bất chấp tất cả để thay đổi thân xác. Có điều kiện thì bỏ cả nghìn đô đi phẫu thuật, khó khăn thì tự nâng ngực bằng... thuốc ngừa thai.
Được đẹp hơn cũng chỉ là chuyện "hên xui"
Tôi theo chân một nhóm bạn đồng tính nam đến một trong những tụ điểm mà giới đồng tính tụ tập ăn chơi khá nổi tiếng ở TP HCM, nằm trên đường Nguyễn Văn Bá, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức. Vừa bước vào phòng karaoke, đã có hai "nàng" với chất giọng vô cùng ẻo lả, ăn mặc "bốc hàng", nhún nhảy từng bước rồi sà vào lòng. Một cô tên H. và cô kia là A. Một người trong nhóm hỏi: "Em M. đâu? ". Biết ý khách, H. nhanh nhảu gọi M xuống. M xuất hiện với trang phục màu vàng lộng lẫy.
Mới mở cửa, "cô nàng" đã nhảy tót lên người "bồ ruột" rồi vít cổ xuống hôn chùn chụt. Nhác thấy cảnh ấy, tôi không khỏi lạnh sống lưng. M. cầm mic hát với sự tán thưởng cuồng nhiệt của cả phòng. Giọng "nàng" eo éo, vừa hát vừa liếc mắt đưa tình với "bồ ruột". Không chỉ thể hiện sự quyến rũ bằng giọng ca, "nàng" còn bắt đầu múa những động tác cực kỳ khêu gợi như một vũ nữ chuyên nghiệp.
Múa hát xong, M. lại sà vào lòng "bồ ruột", vừa vuốt ve, âu yếm, vừa buông lời trách móc: "Lâu nay sao bồ không tới thăm em. Bữa nay bắt đền bồ, ở lại với em nha!". H. và A. liếc xéo M. với vẻ ganh tỵ  thấy rõ. Khi "bồ ruột" của M. bỏ ra ngoài đi vệ sinh, M. cũng nũng nịu đòi đi theo. Thấy "người tình" tỏ vẻ không hài lòng, M. liền dỗi hờn lơi tay, rồi nốc cạn ly bia trên bàn.
Để có thể nói chuyện với H., anh bạn tôi phải nhét vào ngực "nàng" một tờ 200.000 đồng và bảo: "Em tiếp chuyện bạn anh thôi chứ bạn anh không thích sờ mó đâu!". Thấy trong nhóm chúng tôi có bạn nữ theo cùng nên H. khó chịu ra mặt. "Nàng" làm mình làm mẩy một hồi rồi mới chịu mở miệng tiếp chuyện cùng tôi.
Ngà ngà trong men say, H. chớp chớp đôi mi giả dày cộm và bắt đầu tâm sự nỗi khổ của mình, rằng "nàng" có một người mẹ đau ốm liên miên, nhà thì nghèo nên làm được bao nhiêu tiền đều gửi về lo thuốc thang cho mẹ. Cũng vì lẽ đó, H. không có nhiều tiền để đi tút tát nhan sắc như các bạn đồng nghiệp nên bản thân cảm thấy rất thiệt thòi... Tuy không "sắc nước hương trời" nhưng bù lại, H. có giọng hát khá hay, được nhiều "khán giả" mến mộ nên cũng không đến nỗi ế khách.
Buông ly bia xuống, "nàng" lại chớp chớp mi tâm sự: "Hằng ngày, những con có chút nhan sắc thì chia nhau tiếp khách lạ, còn khách quen của ai thì người ấy tiếp. Hễ có khách sộp là em phải nhường nhịn cho mấy đứa đào ruột của bà chủ. Tụi nó phải vừa sành sỏi các ngón nghề mua vui vừa phải có khả năng moi tiền của khách. Bà chủ quy định vậy rồi, không cãi được!".
Tôi tế nhị hỏi về việc tút tát dung nhan, H. cười buồn: "Ở đây ai muốn đi làm đẹp đều chủ yếu nhờ vào boa khủng từ khách ruột. Em ít được boa, làm tính lương nói thiệt chẳng ăn thua. Mỗi ngày em làm quần quật từ 2 giờ chiều tới 2 giờ đêm, lương tháng có 1, 9 triệu à. Nhiêu đó chưa đủ xài lấy gì đi làm đẹp! ".
Trong khi H. ngồi tâm sự với tôi thì hai "nàng" kia liên tục "đổ" bia, hát hò, nhảy múa mua vui. A. đang hát đến câu: "Hãy ở lại bên em..." thì liếc mắt về phía anh bạn khá sành điệu ngồi ở góc phòng, đi kèm với những cử chỉ khêu gợi, ý gạ gẫm, mời gọi. Thấy vậy, H. liền nói với tôi: "Chị ấy kết ổng, muốn bay ngay rồi đó..."
Đang thỏ thẻ tâm sự, H. nũng nịu tỏ ra ganh tỵ: "Khách quen toàn tìm M. để hò hát, nhảy múa, ôm ấp cho phê chứ như bọn em họ chẳng bao giờ đụng tới. Bọn em mới vào, phần kém nhan sắc, chưa có nhiều kinh nghiệm chiều khách cũng như làm tiền nên em biết phận mình chỉ tiếp khách hạng dưới thôi!". Theo lời H., để có được một giọng hát hay, một thân hình đẹp như M. thì phải mất công bỏ ra cả mấy tháng trời, tiêu tốn hàng chục triệu đồng đi tút nhan sắc, luyện giọng, tập hát karaoke, luyện múa cho hay hơn, khêu gợi hơn... Vì vậy khi khách vào, bất cứ đối tượng già trẻ gì "nàng" ta cũng có đủ các chiêu để "xơi đẹp".
Thật ra, số tiền đầu tư cho nhan sắc cũng như nâng cao tay nghề đều là do "hên xui" của từng người. Như A., M. thì mọi chi phí đều do bồ bao, bồ đưa đi làm đẹp chứ hoàn toàn không có sự hỗ trợ nào từ gia đình. H. còn kể ngày sinh nhật của M. vào tháng trước, có đến gần 100 người "hâm mộ" khắp nơi mang quà đến chúc mừng. Hôm đó tiec vui kéo dài thâu đêm, đồng nghiệp trong quán thấy vậy ai cũng phát ghen. Vì thế sau này có nhiều nàng không tiếc tiền đầu tư làm đẹp, mong một ngày được như M...     

Những MV 'khuynh đảo' Kbiz 2011

Những MV 'khuynh đảo' Kbiz 2011

Chinh phục khán giả yêu âm nhạc châu Á và thế giới với những hình ảnh đẹp, vũ đạo điêu luyện và giọng ca ngày một tiến bộ trong năm nay là các MV của nghệ sĩ đến từ xứ Kim Chi.
Những MV 'khuynh đảo' Kbiz 2011
Những MV 'khuynh đảo' Kbiz 2011
Những MV 'khuynh đảo' Kbiz 2011
Những MV 'khuynh đảo' Kbiz 2011
Những MV 'khuynh đảo' Kbiz 2011
Sau một thời gian dài hoạt động bùng nổ ở Mỹ, Wonder Girls đã trở lại Hàn Quốc với hai bản hit. "Đệm đầu" là hit Two Different Tears, liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng trong 6 tuần và gần đây nhất là hit Be My Baby. Tuy mới "ra lò" vài ngày nhưng số lượt xem trên Youtube đã đạt tới 6 con số. Hiện tại, ca khúc không chỉ "làm chao đảo" thị trường âm nhạc Hàn Quốc mà trên toàn thế giới.

"Lớp học Hy vọng sẽ có những nhà ảo thuật nhí..."

"Lớp học Hy vọng sẽ có những nhà ảo thuật nhí..."
(GDVN) - Những màn ảo thuật biến hóa tài tình được lồng ghép trong buổi học hát tiếng Anh  khiến Lớp học Hy vọng như trở thành 1 sân khấu trình diễn vui nhộn.
Thầy giáo Phạm Kim Chung đến từ TT Anh ngữ Việt – Anh sẽ là một trong những giáo viên đứng lớp thường xuyên ở Lớp học Hy vọng. Thầy Chung tham gia tình nguyện ở Lớp học Hy vọng với tư cách giáo viên dạy hát tiếng Anh kiêm diễn viên biểu diễn, thầy dạy ảo thuật 1 buổi/tuần.
Buổi học đầu tiên, các em học sinh ở Lớp học Hy vọng không chỉ được hoc hat, được lắc lư theo tiếng nhạc từ cây đàn Organ mà còn được cười thích thú, ngạc nhiên với những màn trình diễn ảo thuật biến hóa ly kỳ từ thầy giáo.
Thầy giáo Phạm Kim Chung, giáo viên dạy hát tiếng Anh của TT Anh ngữ Việt - Anh sẽ đứng lớp lâu dài ở Lớp học Hy vọng (Ảnh Thu Hòe)
Thầy giáo Phạm Kim Chung đã có những chia sẻ cảm xúc sau buổi đầu tiên dạy học ở Lớp học Hy vọng.
“Không ai được cướp đi cái quyền lợi chính đáng của trẻ con…”
“Học tập là nhu cầu và quyền lợi tối thiểu của mỗi một đứa trẻ khi sinh ra trên đời này. Không ai được cướp đi cái quyền lợi ấy của trẻ. Nhưng không ngờ là giữa thủ đô hoa lệ  này vẫn có những đứa trẻ thiệt thòi, đang hằng ngày chống chọi với bệnh tật, phải gián đoạn việc học hành và không được đi học. Chúng khát khao được đi học đến cháy lòng...
Nghe kể về dự án Lớp học Hy vọng của các bạn, tôi đã rất cảm động, khâm phục và bị cuốn hút. Do đó, khi được mời cộng tác làm giáo viên đứng lớp tình nguyện cho lớp học, tôi đã không ngần ngại tham gia. Đến đây, tôi lại càng thấy mình có thêm những động lực để đồng hành đến cùng với các em nhỏ bất hạnh ở đây.
Nhìn các em ở Lớp học Hy vọng thì bất cứ ai cũng muốn mang công sức, tâm huyết để giúp đỡ các em. Tôi cũng không nằm ngoài cái ngoại lệ đó…”, thầy Chung nói về lý do làm giáo viên tình nguyện ở Lớp học Hy vọng.
Thầy Chung đến Lớp học Hy vọng với cây đàn Organ khiến không khí lớp học "nóng" như "sân khấu" (Ảnh Thu Hòe)
Đến Lớp học Hy vọng với cây đàn Organ, thầy giáo Phạm Kim Chung đã nhanh chóng khiến các em học sinh bị cuốn hút vào từng bài hát tiếng Anh và những nốt nhạc vui nhộn đầy háo hức.
Anh cho biết: “Buổi học thử nghiệm đầu tiên, các em học sinh đã rất hào hứng tham gia các nội dung. Các em thực sự muốn học, thích học và tiếp thu nhanh với nội dung bài học. Điều này khiến tôi vô cùng xúc động, khấn khởi và muốn tham gia Lớp học Hy vọng lâu dài, đồng hành cùng các em trong suốt thời gian nằm viện chữa bệnh…”
Dạy nhạc tiếng Anh và kiêm luôn thầy dạy ảo thuật
“Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu về đời sống tinh thần yêu cầu ngày càng phong phú hơn. Âm nhạc có tác dụng vô cùng quan trọng với cuộc sống của con người và nó lại càng quan trọng hơn với đối tượng là các em học sinh cấp 1. Bởi lẽ, các em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách.
Kiêm luôn diễn viên biểu diễn ảo thuật. (Ảnh Thu Hòe)
Không những thế, với những em nhỏ không có may mắn được đến trường vì bệnh tật thì lại cần hơn ai hết một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng màu sắc hơn người bình thường. Âm nhạc sẽ làm cho cuộc sống của các em có thêm màu sắc, ý nghĩa và tiếp thêm được niềm tin yêu, hy vọng vào cuộc sống.
Tôi hy vọng, những buổi học hát tiếng Anh ở Lớp học Hy vọng, mỗi ngày sẽ là một buổi học khó quên với các em…”, thầy Chung chia sẻ.
Đối tượng học sinh của Lớp học Hy vọng đa dạng với sự phân tầng ở nhiều mức độ khác nhau. Điều này luôn là những băn khoăn, trăn trở với những thầy cô giáo tham gia giảng dạy ở Lớp học Hy vọng.
Thầy Chung cho biết: “Tôi sẽ tham gia dạy lâu dài ở Lớp học Hy vọng nên rất cần có những tài liệu và phương pháp riêng áp dụng cho lớp học. Trong thời gian tới, tôi sẽ xây dựng một tài liệu âm nhạc đặc thù dành cho các em, đảm bảo em nào cũng có thể học được, hiểu được, hứng thú với bài học…”
Bên cạnh việc đứng lớp dạy hát tiếng Anh cho Lớp học Hy vọng, thầy giáo Phạm Kim Chung còn kiêm luôn là một diễn viên trình diễn ảo thuật, một thầy giáo dạy ảo thuật cho Lớp học Hy vọng.
“Ngoài âm nhạc, tôi còn có đam mê với ảo thuật. Trẻ con thì đứa nào cũng thích thú với những trò ảo thuật biến hóa khôn lường. Để buổi học có thêm nhiều sự hứng thú, tôi sẽ lồng ghép, đan xen những tiết mục biểu diễn ảo thuật trong giờ dạy của mình và sẽ có những buổi dạy cho các em biết làm những trò ảo thuật đơn giản.

Các em sẽ được học, được thả sức vui cười, thả sức sáng tạo, biểu diễn những sản phẩm của mình. Lớp học Hy vọng sẽ không còn đơn thuần là một lớp học mà sẽ là một sân khấu để các em có thể biểu diễn, khẳng định mình và tìm lại tình yêu sống, niềm tin,  hy vọng vào tương lai phía trước.
Lớp học Hy vọng sẽ có những nhà ảo thuật nhí (Ảnh Thu Hòe)
Chắc chắn các em sẽ rất thích và cười được thật nhiều sau mỗi ngày đến lớp. Đây sẽ là điểm đặc biệt trong giờ học hát tiếng Anh của thầy và trò Lớp học Hy vọng… Lớp học Hy vọng sẽ có những nhà ảo thuật nhí trong tương lai gần nhất”, thầy Chung tiết lộ.
Học từ mới tiếng Anh qua từng bài hát
“Không chỉ đơn thuần mang âm nhạc để làm phong phú thêm đời sống tình cảm và tinh thần cho các em, tôi còn muốn truyền đạt những kiến thức thiết thực nhất đến các em. Qua mỗi bài hát tiếng Anh, các em sẽ biết thêm được nhiều từ mới, biết cách viết, cách pháp âm những từ mới tiếng Anh đó.
Học hát tiếng Anh không hề khó, thậm chí nó còn dễ hơn học hát tiếng Việt. Tôi đã có kinh nghiệm đứng lớp dạy hát tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam rất nhiều năm. Đối tượng học sinh từ mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3 rồi sinh viên, người lớn… Trung tâm Anh ngữ Việt – Anh cũng có rất nhiều giáo trình, tài liệu phục vụ cho môn học này.
Hiện chúng tôi có bộ giáo trình dạy hát tiếng Anh dành cho cả 3 cấp: Thiếu nhi, thanh thiếu niên và sinh viên. Đây sẽ là một thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình đứng lớp ở Lớp học Hy vọng.
Tôi tin rằng, các em học sinh ở Lớp học Hy vọng sẽ sớm bắt nhịp được với nội dung bài học. Bản thân những thầy cô giáo tình nguyện đứng lớp như tôi cũng sẽ phải cố gắng rất nhiều để bám trụ lâu dài với lớp…”, thầy Chung nhấn mạnh.

Dạy hát dân ca Xoan, Ghẹo cho học sinh

Dạy hát dân ca Xoan, Ghẹo cho học sinh
(GD&TĐ)- Ngành GD-ĐT TP.Việt Trì đã và đang nỗ lực đưa các làn điệu dân ca xoan, ghẹo vào giảng dạy trong các trường học và bước đầu đạt được những kết quả khả quan, góp phần không nhỏ vào định hướng các giá trị văn hóa tinh thần trong giới trẻ, trong đó có các làn điệu dân ca xoan, ghẹo.
Xoan, ghẹo là một loại hình diễn xướng văn hóa dân gian đặc sắc, ra đời và tồn tại hàng ngàn năm nay trong cộng đồng các làng xã vùng đất Tổ. Mới đây (ngày 24/11), UNESCO đã chính thức công nhận hát xoan Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới. Đây thực sự là niềm vui, niềm tự hào của Việt Nam.
Loại hình nghệ thuật sân đình xoan, ghẹo cần được bảo tồn trong tâm thức thế hệ trẻ. 
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, các cấp Ủy Đảng, Chính quyền cùng ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ đã và đang nỗ lực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xoan, đưa loại hình nghệ thuật này giảng dạy trong trường học.
Nỗ lực dạy học sinh hát dân ca Xoan, Ghẹo
Trưởng phòng GD-ĐT TP.Việt Trì Trần Văn Đa cho biết: từ năm học 2009-2010, hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”- đưa các làn điệu dân ca, dân vũ vào dạy học trong trường học thì các làn điệu xoan, ghẹo đã được phòng GD-ĐT đưa vào giảng dạy tại một số trường học trên địa bàn thành phố. Việc này đã đem lại cho giáo viên một số kinh nghiệm khi giảng dạy các làn điệu hát xoan cho học sinh. 
Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT TP.Việt Trì đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, trang bị cho đội ngũ giáo viên âm nhạc có những kiến thức về các làn điệu dân ca xoan, ghẹo.
Các bài hát xoan được lồng ghép trong chương trình dạy âm nhạc của các khối lớp 3-5 bậc Tiểu học. Bước đầu cho thấy, học sinh tiếp thu rất nhanh các làn điệu dân ca này. Ở các lớp học được dạy xoan, mỗi học sinh đã có thể thuộc ít nhất từ 3-4 làn điệu hát xoan. 
Các câu lạc bộ hát dân ca của Thành phố và một số trường học cũng được thành lập, tham gia biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị, xã hội của nhà trường, của địa phương. Tổ chức tuyên truyền những làn điệu dân ca, dân vũ của Phú Thọ tới đội ngũ giáo viên và các em học sinh.
Nhờ các lớp tập huấn, giáo viên tham gia có thể tham mưu cho BGH trường mình xây dựng kế hoạch, triển khai việc phổ biến các làn điệu dân ca và các bài hát viết về Thành phố cho giáo viên và học sinh trường mình. Qua đó, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, biết giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của miền quê đất tổ Hùng Vương.
Mới đây nhất, phòng GD-ĐT TP. Việt Trì đã mời các nghệ nhân làng Xoan An Thái, Phượng Lâu, Thành phố Việt Trì tập huấn cho các giáo viên âm nhạc cốt cán của 79 trường Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn với nhiều làn điệu, ca khúc. Trong đó, có 14 bài dân ca Xoan; 10 bài dân ca Ghẹo; 4 bài dân ca Việt Trì; 2 bài dân ca phát triển và nhiều ca khúc viết về Thành phố.
Cũng theo trưởng phòng giáo dục Trần Văn Đa: thông qua lớp tập huấn, các giáo viên am hiểu về các làn điệu dân ca, dân vũ bản địa hơn, biết hát đúng điệu các bài xoan, ghẹo. Để từ đó truyền đam mê của mình đến học sinh, khuyến khích các em học hát dân ca xoan, ghẹo.
Chính vì vậy, phong trào dạy hát xoan trong các nhà trường đã có sự chuyển biến đậm nét. Các CLB xoan nở rộ, chất lượng các tiết mục dân ca xoan ghẹo được nâng cao rõ rệt.
Các em học sinh đang được nghe các nghệ nhân hát xoan
Đơn cử, tại liên hoan hát Xoan toàn tỉnh lần thứ Nhất ra đầu năm 2010, CLB hát xoan của Phòng GD-ĐT TP. Việt Trì đã 1 giải Nhất với "Liên khúc xoan cổ", 1 giải Nhì với tiết mục "trồng nhiều chuối ngọt, chè thơm"... Trong "Liên hoan tiếng hát cán bộ- giáo viên ngành Giáo dục toàn tỉnh năm 2011" cũng đã có một tiết mục hát xoan của CLB giành giải Nhất liên hoan.
Những khó khăn nhất định
Phú Thọ là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hoá Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt cổ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Nơi đây còn tồn tại và lưu giữ rất nhiều di sản văn hoá gắn với thời đại các Vua Hùng và gắn với các di sản văn hoá vật thể là văn hoá phi vật thể chứa đựng nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ mang đậm bản sắc dân tộc như: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, Lễ hội Trò Trám, Hội Phết Hiền Quan, Hội Rước Chúa gái, Hội Bơi trải, Hội Hát Xoan, hát ghẹo, hát Trống quân… 
Việc đưa các làn điệu xoan, ghẹo cũng như các làn điệu dân ca, dân vũ khác vào giảng dạy trong các trường học sẽ giúp học sinh nhận ra được những giá trị văn hóa, tinh thần vô cùng to lớn kết tinh trong các làn điệu dân ca, dân vũ; từ chỗ hiểu được các giá trị của xoan, ghẹo, học sinh biết trân trọng, yêu quý các giá trị của những làn điệu dân ca này. Qua đó ý thức, trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn các làn điệu xoan, ghẹo và các làn điệu dân ca, dân vũ khác của thế hệ trẻ được nâng lên.
Tuy nhiên, theo ông Đa thì: sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và nhiều loại hình vui chơi giải trí hiện nay là một thách thức lớn đối với việc bảo tồn nghệ thuật hát xoan trong cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng.
Trên thực tế triển khai, việc đưa xoan, ghẹo vào giảng dạy gặp nhiều trở ngại. Theo hiệu trưởng trường THCS Thọ Sơn Hoàng Tuyết Hương thì thách thức lớn nhất đó chính là bản thân các giáo viên. 
Bởi xoan, ghẹo là các làn điệu dân ca cổ nên không phải giáo viên nào cũng am hiểu. Hơn thế nữa, diễn xướng các làn điệu này rất khó, trong khi đó, đa phần giáo viên không có năng khiếu diễn xoan cổ. Đa phần các làn điệu xoan, ghẹo hiện đang giảng dạy cho học sinh đều là xoan ghẹo phát triển, cách tân có hòa nhạc.
Số lượng giáo viên âm nhạc trong các trường hiện nay vốn đã rất hạn chế về số lượng. Để dạy được xoan, ghẹo, các giáo viên này phải qua tập huấn diễn xoan. Thêm vào đó, họ phải đầu tư thời gian và công sức tự mày mò tìm hiểu để hiểu và diễn được xoan, dạy được xoan cho học sinh.
Các trường học không thể có đủ điều kiện để mời các nghệ nhân xoan ghẹo thường xuyên giảng tại nhà trường. Do vậy phải đào tạo đội ngũ giáo viên. Việc được tiếp xúc nhiều hơn, thường xuyên hơn với các nghệ nhân xoan, ghẹo và tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn, liên hoan về xoan, ghẹo là những dịp hết sức cần thiết để cho các giáo viên âm nhạc ở đây nâng cao trình độ và khả năng diễn xướng.
Từ chỗ chỉ đưa các làn điệu xoan, ghẹo vào giảng dạy ở Tiểu học, năm học 2011-2012, ngành giáo dục TP.Việt Trì đã mạnh dạn đưa vào giảng dạy ở tất cả các trường có điều kiện dạy hát xoan ở bậc học Phổ thông.
Bà Hoàng Tuyết Hương chia sẻ quan điểm: “Là những học sinh trên quê hương đất Tổ, học sinh phải được trang bị những kiến thức cơ bản nhất của địa phương cũng như các giá trị văn hóa truyền thống khác như dân ca xoan, ghẹo để các em có ý thức giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có xoan, ghẹo"
Bá Hải

'Hạt của chúa' xuất hiện vào tuần tới

'Hạt của chúa' xuất hiện vào tuần tới

(baodientu.vn) - Thế giới sẽ có cơ hội nhìn thấy hạt của chúa vào tuần tới khi nó được tạo ra lần đầu tiên ở nhà máy gia tốc hạt nhân hạt lớn nhất thế giới LHC của Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu Âu (CERN).
Nhà máy gia tốc CERN. Ảnh: Telegraph.
Thứ ba tuần tới, các nhà khoa học dự kiến sẽ công bố kết quả của cuộc nghiên cứu tìm kiếm dữ liệu mới nhất trong dự án nghiên cứu khổng lồ trị giá 6 tỷ bảng Anh tại nhà máy gia tốc hạt CERN, biên giới Pháp -Thụy Sĩ, gần Geneva.
Một trong những mục tiêu chính của dự án này là chứng minh sự tồn tại 'Hạt của chúa' mà giới khoa học tin rằng, nó chính là hạt nhân hình thành nên vũ trụ sau vụ nổ Big Bang cách đây 13,7 tỷ năm.
Telegraph trích lời giáo sư John Ellis, một chuyên gia từng đứng đầu phòng vật lý lý thuyết tại CERN nói với BBC rằng, sự phấn khích ngày càng tăng ở các nhà khoa học làm việc trong dự án. Theo ông, tìm kiếm hạt 'Hạt của chúa' là mục tiêu cực kỳ quan trọng của vật lý hiện đại.
"Những gì chúng tôi có vào lúc này là mô hình chuẩn, mô tả tất cả các vật lý hạt cơ bản. Chúng tôi đã tìm kiếm nó suốt 30 năm qua và cuối cùng, có thể nó ẩn dưới mặt sau của chiếc ghế sofa LHC. Chúng tôi cuối cùng cũng đã tìm ra nó", giáo sư Ellis nói.
Trang Nguyên

Ca sĩ Thanh Tuyền: Giờ đây tôi hát không phải vì danh lợi…

Ca sĩ Thanh Tuyền: Giờ đây tôi hát không phải vì danh lợi…

(TT&VH) - Ngày 3 và 4/12 Thanh Tuyền đã có 2 buổi biểu diễn tại phòng trà Tiếng Xưa (TP.HCM), theo dự kiến chị sẽ lưu diễn tại Cần Thơ, Hà Nội và Hải Phòng. Nhưng do nhiều lý do khách quan, lịch diễn của Thanh Tuyền được thay đổi: tại TP Đà Nẵng (11/12), Nhà hát Lớn Hà Nội (13/12) và 2 đêm tạm biệt tại phòng trà Tiếng Xưa (17, 18/12).
Trong live show tại Đà Nẵng và Hà Nội, Thanh Tuyền sẽ hát khoảng 20 bài, gồm những bài hát đã gắn liền với tên tuổi của chi như: Đà Lạt hoàng hôn, Thương hoài ngàn năm, Chuyện ba người, Nỗi buồn hoa phượng…
TT&VH có cuộc trò chuyện với ca sĩ Thanh Tuyền.


Thanh Tuyền
* Cảm giác của chị thế nào trước khi đến trình diễn tại Hà Nội và Đà Nẵng.
- Ở Hà Nội tôi đã có đêm diễn vào cuối năm ngoái, cũng nhận được nhiều ưu ái của khán giả. Còn Đà Nẵng là quê mẹ, trước ngày giải phóng tôi có diễn trong các đại nhạc hội, khoảng năm 1976-1977 có theo đoàn kịch Kim Cương về biểu diễn tại Đà Nẵng. Lâu lắm rồi, nay mới trở lại, tôi cũng rất bồi hồi xúc động, không biết khán giả còn nhớ đến mình hay không…
* Nỗi buồn hoa phượng là bài ruột của chị, nhưng bây giờ dù không còn ở lứa tuổi học trò nữa, chị vẫn hát, có người nói, bởi bài hát này gắn liền với tình yêu thời trẻ của chị, có phải như vậy không? Chị có thể chia sẻ về điều này.
- Không phải như vậy, chỉ là khoảng thời gian 1963-1964, lúc đó tôi là một ca sĩ “áo trắng, không phấn son”, tôi thường mặc áo dài như học sinh để lên sân khấu, bài hát của nhạc sĩ Thanh Sơn phù hợp với lứa tuổi và cả với hình ảnh của tôi, lời ca dễ thương, âm điệu da diết. Có lẽ bài hát cũng vì vậy mà đi vào ký ức nhiều người và gắn liền với tên tuổi của tôi, thật ra tôi có nhiều “bài ruột” chứ không phải chỉ bài Nỗi buồn hoa phượng.
* Mỗi lần về Việt Nam và hát lại bài này, cảm xúc của chị thế nào? 
- Cũng bồi hồi xúc động như thuở ban đầu hát nó và vì là bài hát mà nhiều khán giả yêu thích, nên mỗi lần được yêu cầu hát tôi hát với tất cả tâm hồn, cảm xúc để khỏi phụ lòng khán giả.
* Hoạt động ca hát của chị ở Mỹ thế nào? Sinh hoạt âm nhạc của Việt kiều ở Mỹ hiện nay có gì khác so với trước đây? 
- Cũng bình thường, tôi vẫn đi hát show. Tuy nhiên, với tôi bây giờ không quan trọng hát nhiều hay ít, không phải vì danh lợi nữa mà chủ yếu là vì niềm đam mê và vì sự yêu mến của khán giả.
Giới trẻ Việt kiều trước đây thích nghe nhạc trẻ nhưng gần đây nhiều người thích nghe nhạc xưa hơn, có lẽ đó là sự khác biệt đáng nói nhất.
* Lần này về nước, ngoài biểu diễn, chị có chương trình gì nữa không?
- Sau đêm 3 và 4/12 biểu diễn tại phòng trà Tiếng Xưa, tôi có đi thăm một số chùa nuôi dạy trẻ mồ côi ở Long Thành (Đồng Nai) và ngày 9/12 vừa qua thăm trung tâm nuôi dưỡng người khuyết tật, tâm thần tại Long An. Dự kiến sau khi 2 đêm diễn tạm biệt tại phòng trà Tiếng xưa, tôi về Đà Lạt 1, 2 ngày để thăm mộ ba mẹ rồi sẽ trở về Mỹ biểu diễn chương trình Noel và Tết Tây…
* Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này.
Bình Minh (thực hiện)

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Bé yêu học hát

thế bảo musical
BÉ YÊU HỌC HÁT - SỐ 7 được phát trên kênh kidtv

Hình ảnh buổi thi hát Karaoke

Thí sinh Hoa hậu dân tộc thi hát bằng... karaoke
Thí sinh Hoa hậu dân tộc thi hát bằng... karaoke
Thí sinh Hoa hậu dân tộc thi hát bằng... karaoke
Thí sinh Hoa hậu dân tộc thi hát bằng... karaoke
Các thí sinh tập Yoga
Thí sinh Hoa hậu dân tộc thi hát bằng... karaoke
Thí sinh thi chạy bộ
Thí sinh Hoa hậu dân tộc thi hát bằng... karaoke
Thí sinh Hoa hậu dân tộc thi hát bằng... karaoke
Thí sinh chiến thắng phần thi bóng bàn.
Thí sinh Hoa hậu dân tộc thi hát bằng... karaoke
Nụ cười của người chiến thắng

TRƯƠNG QUỐC PHONG

Thí sinh Hoa hậu dân tộc thi hát karaoke

Thí sinh Hoa hậu dân tộc thi hát karaoke
Lần đầu tiên trong lịch sử thi nhan sắc Việt, thí sinh Hoa hậu các dân tộc Việt Nam được tổ chức thi tài năng bằng cách hát karaoke với sự tham gia chấm điểm của nhiều giám khảo có uy tín.
Thí sinh Hoa hậu dân tộc thi hát bằng... karaoke
Diễn viên Trương Ngọc Ánh cùng các thành viên ban tổ chức, ban giám khảo cuộc thi.
Hôm qua, các thí sinh Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã cùng nhau tham gia phần thi tài năng - hát karaoke tại KingDom (quận 1, TPHCM) để chọn ra thí sinh có giọng hát hay nhất. Đây là một quyết định gây bất ngờ cho nhiều người quan tâm, theo dõi về cuộc thi.
Điều khá thú vị là ban tổ chức không dựa theo điểm số trên máy để tìm ra thí sinh có giọng hát hay mà có hẳn một hội đồng giám khảo gồm nhiều nhân vật tên tuổi như tiến sĩ - hoa hậu Quý Bà Đoàn Thị Kim Hồng, Tổng thư ký hội khoa học Sử học Việt Nam Dương Trung Quốc, tiến sĩ nhân trắc học Thẩm Hoàng Điệp, hoa hậu Quý Bà đẹp và thành đạt Hoàng Thị Yến, diễn viên điện ảnh Trương Ngọc Ánh cùng một số nhà báo tên tuổi, uy tín.
Diễn viên Trương Ngọc Ánh cho biết, các thí sinh rất đoàn kết, không có nhiều sự tranh đua và tất cả đều nhiệt tình, cổ vũ cho nhau, các thí sinh có giọng hát khá đồng đều.
Ban tổ chức cho biết, giải thưởng thí sinh có giọng hát hay nhất sẽ được trao trong đêm chung kết 10/12 tại Nhà hát Hòa Bình. Ngày mai, các thí sinh sẽ tham gia phần thi áo dài của nhà thiết kế Ngô Nhật Huy và áo tắm Xuân Thu tại trung tâm No1 HOME Pro (Sài Gòn Rita 314 Phạm Hùng, quận 8, TPHCM).
Trước đó, các thí sinh đã có những hoạt động bên lề cuộc thi khá thú vị như tập thiền - yoga, chạy bộ, thi bóng bàn, câu cá...

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Chương trình dạy hát trên VOV

Chương trình: Dạy hát
Kênh
Bắt đầu
28/11/2011 10:00   
Kết thúc
28/11/2011 11:00   
Thời lượng
60 (phút)
Miêu tả

19:15
Kênh: VOV2 - Thứ 2, ngày 28/11/2011.
Dạy hát cho các em (15')
22:20
Kênh: HTV4 - Thứ 2, ngày 28/11/2011.
Dạy học: Nhật ký tuổi hoa (19')
12:30
Kênh: VOV2 - Thứ 3, ngày 29/11/2011.
Dạy hát Dân ca (30')
19:15
Kênh: VOV2 - Thứ 4, ngày 30/11/2011.
Dạy hát cho các em (15')
10:00
Kênh: VOV2 - Thứ 5, ngày 01/12/2011.
Dạy hát (60')
Dạy hát trên VOV

Bé mấy tuổi thì cho đi học hát được?

Bé mấy tuổi thì cho đi học hát được?

em có thắc mắc là trẻ em từ mấy tuổi thì có thể cho bé học thanh nhạc được, chị ở Công ty em định cho bé 4 tuổi đi học thanh nhạc nhưng em nghĩ 4 tuổi đã học thì sớm quá hic


Dù bé có năng khiếu thì theo em 4 tuổi là quá nhỏ để cho bé đi học hát, hỏng hết họng của bé đó hic
Tầm tuổi của bé chỉ học đàn, học múa thôi, để cho bé còn chơi chứ, chỉ khoảng 2 năm nữa vào lớp 1 là bé phải học đủ thứ rồi, ko có thời gian chơi nữa, nên tranh thủ để các bé vui chơi thôi :)
Các mẹ hỏi ý kiến của bé xem có thích học  hay có năng khiếu môn gì thì định hướng dần cho bé thôi, chứ 4 tuổi đã bắt bé học hết thứ này, thứ kia thì tội quá!