Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Quy định về đặt tên Doanh nghiệp


Quy định về tên đặt tên Doanh nghiệp

I. Cơ sở pháp lý
Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp.
II. Nội dung quy định về đặt tên để thành lập doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp
1.1. Tên doanh nghiệp phải viết được bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty cổ phần, cụm từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, cụm từ hợp danh có thể viết tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, cụm từ tư nhân có thể viết tắt là TN;
b) Tên riêng của doanh nghiệp.
1.2. Doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.
1.3. Tên tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
2.1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.
Kể từ ngày 1/6/2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, việc chống trùng, nhầm lẫn tên doanh nghiệp được thực hiện trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.2. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
2.3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.
3. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
3.1. Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
3.2. Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ký hiệu “-”; chữ “và”;
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
e) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
4. Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp
4.1. Các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP nhưng không phù hợp với quy định tại điểm 2.1 mục 2 nêu trên không bắt buộc phải đăng ký đổi tên. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp.
4.2. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
4.3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.
Để được tư vấn thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ 0914.64.3333 (Mr. Sơn) nhé
Ban biên tập.
Xem thêm bài liên quan:


Hơn 55.000 doanh nghiệp đăng ký hải quan điện tử


Hơn 55.000 doanh nghiệp đăng ký hải quan điện tử

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/6/2012, thủ tục hải quan điện tử đã được thực hiện ở 20/33 Cục Hải quan tỉnh, thành phố với hơn 55.000 doanh nghiệp đăng ký thực hiện.


Đăng ký làm thủ tục hải quan điện tử tại Hải quan Cần Thơ. 
Ảnh: Duy Khương/TTXVN

Có 3 loại hình chính là kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu và 6 loại hình khác là chế xuất ưu tiên, tạm nhập tái xuất; xuất nhập khẩu dự án đầu tư; xuất nhập khẩu tại chỗ; xuất nhập khẩu trả lại và chuyển cửa khẩu, được thực hiện theo phương thức này.

Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử góp phần quan trọng thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan theo Đề án 30 và Nghị quyết 11 của Chính phủ. Đây cũng là tiền đề xây dựng, đưa hệ thống VNACCS/VCIS (hệ thống thông quan hàng hóa tự động) vận hành vào năm 2014, đảm bảo chuyển đổi hài hòa giữa hệ thống cũ và mới. 

Việc áp dụng mô hình này với nhiều loại hình thí điểm cùng sự tham gia của các Cục Hải quan, thanh lap doanh nghiệp đã giúp một bộ phận cán bộ quen với phương thức làm việc mới có tính chuyên nghiệp hơn. Các đơn vị tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử đều đánh giá cách làm này mang lại lợi ích thiết thực đối với cộng đồng Thành lập doanh nghiệp vì thời gian thông quan được rút ngắn.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ hải quan. Ngành sẽ triển khai hệ thống tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông tin điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh tại 9 cục hải quan và 100% các hãng tàu, hãng vận tải có tàu thường xuyên ra vào cảng biển của Việt Nam. 

Bên cạnh đó, việc mở rộng cổng thanh toán điện tử trao đổi thông tin giữa hải quan và các ngân hàng thương mại sẽ được thực hiện ở 25 cục hải quan tỉnh, thành phố. 

Ngoài ra, toàn ngành thực hiện nâng cấp, triển khai hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo mô hình xử lý tập trung cấp tổng cục.
Theo TTXVN

Kê khai thuế qua mạng đang tăng nhanh


Kê khai thuế qua mạng đang tăng rất nhanh
 
Tính đến tháng 7/2012, đã có 130.000 doanh nghiệp/ 50 tỉnh, thành phố trên cả nước đã thực hiện kê khai thuế qua mạng, gấp 86,6 lần so với năm 2009.

Theo Tổng cục Thuế, kê khai thuế điện tử dự kiến năm 2012 là 150.000 doanh nghiệp,
 2013 là 200.000, và đến 2015 là 80% doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai thuế điện tử.
Theo số liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), số doanh nghiệp triển khai kê khai thuế điện tử (qua mạng Internet) đang tăng mạnh theo cấp số nhân, đặc biệt là các thành lập doanh nghiệp mới.

Cụ thể, năm đầu tiên thực hiện kê khai thuế qua mạng, năm 2009, cả nước có 1.500 doanh nghiệp triển khai. Nhưng tới năm 2010, số lượng doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng đã lên tới 9.000, năm 2011 là 80.000 và 7 tháng đầu năm 2012, con số này 130.000.

Ông Phạm Quang Toàn, Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế), cho rằng con số tăng trên là ấn tượng vì chiếm tới 30% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng cũng rất nhanh, năm 2010 tăng gấp 6 lần so với năm 2009, năm 2011 tăng gấp 9 lần so với năm 2010, và đến thời điểm tháng 7/2012, tỷ lệ tương ứng này đã tăng được khoảng 150%.


Qua thực tế, hầu hết doanh nghiệp đồng tình ủng hộ kê khai thuế qua mạng. Vì doanh nghiệp giảm được chi phí, thời gian, nhân lực thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, đồng thời việc kê khai thuế qua mạng cho phép doanh nghiệp có thể thực hiện kê khai 24/24, tiết kiệm giấy tờ, chi phí đi lại.
Theo ông Toàn, kê khai thuế qua mạng những năm qua đã góp phần thay đổi cơ bản về thủ tục kê khai thuế, đem lại hiệu quả lớn cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế, và đây cũng là một trong những tiền đề để các bộ ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dịch vụ điện tử sử dụng chữ ký số thay cho các hồ sơ giấy.
Hình thức trên đặc biệt hiệu quả trong địa bàn đô thị như Hà Nội và Tp.HCM do có số lượng doanh nghiệp lớn, đỡ phải di chuyển đi lại tốt kém.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có nhu cầu dịch vụ Kế toán trọn gói cũng rất lớn theo đúng quy luật cung cầu.
Trong khi đó, về cơ quan thuế cũng giảm được nhân lực tiếp nhận hồ sơ khai thuế, giảm chi phí lưu trữ và các chi phí về cơ sở vật chất.

Theo VnEconomy