Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Các bước học đệm hát hợp lý

Chào anh chị em

Tình hình là mình bắt đầu học đàn organ đệm hát cũng khoảng 1 tháng rồi, đã tham khảo nhiều tài liệu nhưng vì đầu óc mình rối rắm quá, bị stress nữa nên càng thấy mờ mịt. Mình tìm đến guitar vì mục đích "đỡ tự kỷ" mà nay lại nặng thêm  :Eek:
Vậy nên nhờ anh chị em chỉ giúp mình các bước để học hát một cách hợp lý nhất.
Tất nhiên là mình đã xem qua các bài hướng dẫn và giáo trình rồi, nhưng cái thì quá hàn lâm, cái thì quá sơ sài, hoặc không theo các bước. Có lẽ mình đọc nhiều quá nên... rối.

Cụ thể là:
1. Mua đàn
2. Tập bấm các hợp âm, luyện ngón, chuyển hợp âm
3. ...
4. ...
5. ...
6. ...
...

Mình đã xong bước 1 và bước 2 rồi. Cần làm gì nữa để có thể đệm hát được? Mình thử tập các giai điệu nhưng các bài hướng dẫn rất khác nhau, kể cả có tab Guitarpro của các giai điệu cũng rất khác các điệu mình từng nghe. Chát - bùm - chát -- chát-chát loạn cả lên, rải dây cũng vậy, một nơi một kiểu mình chẳng biết đánh thế nào cho đúng?

Thậm chí giờ đưa một bản hợp âm mình cũng chẳng biết làm gì với nó?:

Trích dẫn
INTRO: Em Am B7

---Em---
Rừng chiều biên giới bao la
---Em--
Ngồi bên con suối ngân nga
------Am---------------------Em
Có người chiến sĩ hát với cây đàn ghi-ta
-----Em---------------C
Lời ca theo gió bát ngát
-----------C---------------B7
Suối reo hòa âm miên man
----------B7---------
Hoàng hôn buông xuống tím ngắt
--------B7-----------------------Em
Khúc ca chiều dâng mênh mang


[Điệp khúc 1]
-------------G-----------------------Em--------------------Em
Chiều biên giới, bóng ai lưng ngựa ghìm cương bên suối
---------C------------Em----------------B7
Lặng nghe tiếng ghi-ta người chiến sĩ
--------------Am----------------------------------Em
Còn nhớ mãi mỗi khi băng rừng đường tuần tra
----------------C-----------------Am
Cùng nhau hát tiếng ca yêu đời
--------------------B-----------------Em
ấm đêm mưa rừng bập bùng ghi-ta



[Để kết]
-------------G--------------------------------------Em
Đời chiến sĩ tháng năm vơi đầy niềm vui nỗi nhớ
--------------C------------------------------B
càng gắn bó với quê hương miền biên giới.
--------------Am----------------------------------Em
Dù gian khó vẫn chân đêm ngày đường tuần tra
--------------C_------------------Am
Và tiếng hát vẫn luôn theo cùng
-----------------B--------------------Em
thiết tha yêu đời bập bùng ghi-ta


Cảm ơn, mong được giúp đỡ.
 

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Tập hát với Chiêu Nghi

Trong buổi họp báo ra mắt giới truyền thông hôm nay (23/12) tại Hà Nội, Khánh Thi không chỉ thông báo việc cô chính thức đặt chân vào con đường ca hát mà còn giới thiệu đến công chúng sản phẩm âm nhạc đầu tiên, MV “Bỏ mặc mùa đông”, nhạc ngoại, do Chiêu Nghi viết lời Việt, dành tặng riêng cho cô. Tuy là một single, nhưng Khánh Thi đã đầu tư rất nhiều công sức và tâm huyết vì nó là sản phầm đầu tay. “Bỏ mặc mùa đông” là lời tự sự của Khánh Thi, qua giọng hát truyền cảm, nữ tính trên nền nhạc rumba sôi động.
“Lần đầu tiên cất lời hát, tôi có cảm giác như mình đang hát cho chính nỗi buồn, niềm vui của bản thân, cho cuộc tình đã qua. Một cảm xúc thật lạ lùng như lời tự sự viết cho riêng tôi vậy” – Khánh Thi tâm sự “Chuyển sang lĩnh vực ca hát, tôi biết sẽ có những khó khăn đang chờ đợi mình phía trước, nhưng tôi tự tin mình sẽ vượt qua nó giống như có thể băng qua mùa đông giá rét để bước tới mùa xuân ấm áp, yêu thương…”
Sau “Bỏ mặc mùa đông”, Khánh Thi sẽ tiếp tục cho ra mắt 2 MV “Come back to me”, “Thoáng qua” với dòng nhạc Latin sôi động, dự kiến phát thành vào đầu năm Nhâm Thìn 2012./.

Học qua âm nhạc & phim ảnh

Học qua âm nhạc & phim ảnh
(TNTS) Nghe những ca khúc, xem những tác phẩm điện ảnh tiếng Anh cũng là một cách học hiệu quả.
Chọn những tình ca bất hủ
Có thể nói, những tình khúc tiếng Anh bất hủ ra đời từ thập niên 80 của thế kỷ trước từng làm say đắm biết bao trái tim người yêu nhạc chính là lựa chọn hiệu quả nhất nếu bạn muốn học tiếng Anh qua âm nhạc. Ông Ronan Tolle - Trưởng khối giáo viên Anh văn người lớn Hội đồng Anh cho biết, ông vẫn sử dụng âm nhạc để dạy cho học viên, tuy nhiên phải rất cẩn thận trong cách chọn bài. “Người học không nên nghe những bản nhạc hip hop, rap hiện đại và quá sôi động cho mục đích học tiếng Anh, vì ngôn từ đôi khi dị hợm, chệch chuẩn và không phù hợp với cuộc sống. Các bạn nên chọn nhạc trữ tình, những bản tình ca bất hủ vì câu từ nhẹ nhàng và được trau chuốt hơn” - ông Ronan đưa ra lời khuyên.
Có rất nhiều lưu ý khi nghe nhạc. Chẳng hạn một số từ, câu trong bài hát đôi khi khó hiểu, không biết phải dịch sang tiếng Việt như thế nào. Các giảng viên tiếng Anh cho rằng, trong trường hợp đó, người học cần kiểm tra qua từ điển hoặc nhiều phương tiện khác xem nghĩa của từ, câu đó có đúng với hoàn cảnh không, sau đó mới sử dụng.
 
Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trong khi đó, giảng viên Vũ Tiến Thịnh, phụ trách chương trình Toef iBT và tiếng Anh doanh nghiệp của Trường CĐ nghề Việt Mỹ, nhận định: “Người lớn cũng có thể học tiếng Anh qua việc nghe nhạc nhưng không nên quá lạm dụng mà chỉ coi đó là một phương pháp học trong thư giãn, giải trí. Sau những giờ học căng thẳng, học viên nên dùng một đoạn nhạc, bài hát để thư giãn rồi liên tưởng với nội dung bài học thì hay hơn”. Cũng theo giảng viên Thịnh, có nhiều ca khúc tiếng Anh bất hủ của thập niên 1980 hoặc các bản nhạc trữ tình của các ca sĩ tên tuổi mới đây rất nên nghe để học vì ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và âm nhạc du dương, dễ đi vào lòng người. Chẳng hạn như các bài Woman in love, Boulevard, Eternal flame, Love is blue…
Ở các nhà sách lâu nay có bán những cuốn Everlasting Songs (Những ca khúc bất hủ), rất hữu ích cho những ai muốn kết hợp giữa âm nhạc với luyện tiếng Anh. Ngoài ra, người học cũng có thể lên mạng tải bài hát có cả phần lời. “Trước tiên là nghe xem mình hiểu được bao nhiêu phần trăm, sau đó dò theo lời để hiểu trọn vẹn hơn. Nên lưu ý những bản nhạc có nhiều phiên bản do nhiều ca sĩ thể hiện nên câu từ cũng có thể khác nhau. Âm nhạc không thiên nhiều về ngữ pháp, thông thường chỉ là cảm xúc hoặc những câu chuyện về tình yêu, cuộc sống... chứ không bao quát và chỉ là giao tiếp một chiều nên cũng có nhiều hạn chế” - anh Thịnh nhấn mạnh.
Giao tiếp qua phim tâm lý tình cảm
Không thể phủ nhận, xem phim tiếng Anh có phụ đề là cách rất tốt để nâng cao kỹ năng nghe, nói và cả đọc. Phần lớn các giảng viên đều khuyến khích học viên, sinh viên nên sử dụng phương pháp này để luyện khả năng giao tiếp và học những cấu trúc đơn giản, đời thường. Tuy nhiên, lời khuyên vẫn là cần chọn lựa những bộ phim tâm lý tình cảm nhẹ nhàng, âm thanh rõ. Với những bộ phim hành động hoặc nói về giới xã hội đen có tiết tấu nhanh, hội thoại gấp gáp và ngôn từ có thể gây phản cảm do xài nhiều từ lóng, tục thì không phù hợp cho việc học.
Ông Ronan cho rằng: “Phim có phụ đề sẽ giúp ta vừa nghe vừa biết được từ đó phát âm như thế nào, được sử dụng trong hoàn cảnh nào, như vậy dễ dàng nhận diện được từ đó. Khi bạn đã qua giai đoạn mới học, bạn có thể xem lại phim, tắt phụ đề đi và nghe để tự nhận dạng từ, câu. Lúc này bạn đã nắm qua nội dung phim nên không còn quá tập trung vào câu chuyện nữa mà sẽ chỉ tập trung vào từ vựng, cấu trúc câu mà nhân vật sẽ sử dụng trong phim”.
Học viên Hoàng Hữu Tâm đang học chương trình Anh văn giao tiếp tại một trung tâm ngoại ngữ cũng khẳng định: “Trong quá trình xem phim, tôi hay viết lại những từ, câu, đoạn hội thoại mà mình tâm đắc hoặc mình muốn nhớ vào giấy. Viết đi viết lại và áp dụng luôn vào cuộc sống như khi nói chuyện với bạn bè, giáo viên… tôi thấy nhớ rất lâu và sau này nó tự động tuôn ra khi gặp ngữ cảnh tương tự. Không nên viết từng từ mà phải viết cả cụm từ, cả đoạn văn trong ngữ cảnh. Cách này là thầy giáo hướng dẫn cho chúng tôi và tôi thấy rất hiệu quả”.
Ngoài ra, nếu bạn làm trong ngành y thì chọn những bộ phim liên quan đến bệnh viện, bác sĩ... sẽ học được nhiều hơn. Tương tự, bạn làm việc trong ngành kinh doanh hay thiết kế quảng cáo... thì những bộ phim có nội dung liên quan sẽ rất hữu ích.
Giảng viên Vũ Tiến Thịnh khuyên người học nên xem nhiều bộ phim được chiếu ở kênh Disney (Mỹ), trong đó có những bộ phim hoạt hình rất thú vị với âm thanh chuẩn, hình ảnh sinh động, hoặc cũng có thể tìm mua đĩa DVD của một số bộ phim nổi tiếng về xem. Anh lấy ví dụ: “Phim thì có nhiều tình huống, trải nghiệm rộng hơn, gần gũi với thực tế, là giao tiếp 2 chiều. Có những cấu trúc câu ngắn và rất hay, dễ nhớ. Chẳng hạn ta có thể nói “What’s up?” thay vì nói “What’s going on?” hay “What’s happening?”. Hoặc bình thường, nghĩa của câu party’s over là bữa tiệc đã kết thúc, thì trên phim ảnh họ lại hay dùng vào những ngữ cảnh khác, chẳng hạn giờ giải lao đã kết thúc nhưng học sinh vẫn nói chuyện, đùa cợt thì giáo viên nhắc nhở party’s over nghĩa là “các em trật tự” thay vì nói keep silent thì có vẻ hơi nghiêm trọng. Hoặc đang giờ làm việc, nhân viên thư giãn bằng cách nói vài câu bông đùa, sếp có thể nói “party’s over”, “get back to work” nghĩa là “thôi đừng đùa nữa chúng ta quay trở lại công việc thôi”...
Học qua một bài hát cụ thể 
I have a dream - ABBAI have a dream, a song to sing
To help me cope with anything
If you see the wonder of a fairy tale
You can take the future even if you fail
I believe in angels
Something good in everything I see
I believe in angels
When I know the time is right for me
I'll cross the stream - I have a dream
I have a dream, a fantasy
To help me through reality
And my destination makes it worth the while
Pushing through the darkness still another mile
I believe in angels
Something good in everything I see
I believe in angels
When I know the time is right for me
I'll cross the stream - I have a dream
I'll cross the stream - I have a dream
I have a dream, a song to sing
To help me cope with anything
If you see the wonder of a fairy tale
You can take the future even if you fail
I believe in angels
Something good in everything I see
I believe in angels
When I know the time is right for me
I'll cross the stream - I have a dream
I'll cross the stream - I have a dream
Kết hợp nhiều phương pháp
Thời kỳ đầu học tiếng Anh mình hay nghe nhiều bái hát tiếng Anh như Hello, Yesterday Once More, trong đó có nhiều từ ngữ và mẫu câu rất hay. Vừa nghe giọng của ca sĩ, vừa xem hình ảnh, vừa đọc lời trên màn hình, bạn sẽ hiểu nhanh hơn. Ngoài ra, mình cũng hay đọc báo song ngữ, đọc nhanh phần tiếng Anh để hiểu qua nội dung, nếu câu nào không hiểu thì liếc sang tiếng Việt và ghi nhớ luôn mẫu câu.
Nguyễn Như (Phóng viên tại TP.HCM)
Xem nhiều phim, đọc nhiều sách
Mình thấy học tiếng Anh qua phim ảnh thực sự rất hiệu quả. Từ hồi nhỏ mình đã thích coi những bộ phim phim tình cảm lãng mạn của Mỹ. Phim Anh thì trầm hơn, tốc độ chậm nên dễ nghe hơn. Ngoài ra còn một số phim hoạt hình nước ngoài rất dễ xem, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng rất thích vì dễ học. Mình còn thích đọc sách tiếng Anh. Kinh nghiệm của mình là nên sử dụng câu, từ mình học được trong mọi trường hợp, tận dụng mọi cơ hội để dùng chứ không nên chép vào sổ rồi bỏ đó. Sử dụng 5 lần trở lên từ ngữ sẽ in vào đầu, sau này mình dùng nó rất tự nhiên mà không phải suy nghĩ nữa.
Dương Thúy Đình (Nhân viên của một tổ chức quốc tế tại TP.HCM)
Mỹ Quyên

Học Đàn và Học Hát từ 2001

Đó là kết quả thu hoạch được từ lớp học đànhọc hát do nghệ nhân  Nguyễn  Văn Chính, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Hải Phòng truyền nghề từ năm 2001 đến nay.
Trong 10 năm qua, ông Nguyễn Văn Chính đã mua 50 cây đàn nguyệt phục vụ cho việc truyền nghề, cùng với sự giúp đỡ về địa điểm của gia đình ông Nguyễn Trung Tập( thôn 3 xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên). Tham gia lớp học là các thanh đồng, hạt nhân văn nghệ của Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Yên Bái, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Ninh Bình, Tuyên Quang. Ngoài vận dụng kinh nghiệm dạy theo lối truyền khẩu, việc truyền dạy nghề các ngón đàn nguyệt, thập lục, sáo và  hát chầu văn của các học viên có thêm tài liệu do ông Nguyễn Văn Chính sưu tầm, biên soạn. Mỗi năm lớp mở hai học kỳ, mỗi học kỳ 2 tháng. Học phí do học viên tự nguyện đóng góp. Đến nay, đã có 36 học viên học đàn nguyệt, 7 học viên học thập lục và sáo, 51 học viên học hát những làn điệu thông dụng của chầu văn. Sau mỗi học kỳ, 50 % học viên đạt yêu cầu phục vụ phong trào văn nghệ địa phương và sinh hoạt văn hóa tâm linh ở các cơ sở tín ngưỡng
Sáng 15-12, Hội Văn nghệ Dân gian tổng kết lớp học. Ông Tô Hoàng Vũ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng trao tặng ông Nguyễn Văn Chính giấy khen của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng  và động viên các học viên.